Nam giới trung tuổi có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao và bị tiền tiểu đường không thể xử lý những thực phẩm giàu carbohydrat vào buổi tối vì chúng có thể có ảnh hưởng tiêu cực lên việc điều chỉnh đường huyết.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đồng sồ sinh học ảnh hưởng tới cách những người có chuyển hóa đường giảm phản ứng với những thực phẩm giàu carbohydrat, chất béo và protein.
Katharina Kessler ở Viện Dinh dưỡng con người, Đức cho biết: “Nghiên cứu này chỉ ra rằng ít nhất với nam giới bị rối loạn chuyển hóa đường, thời điểm ăn thực phẩm giàu carbohydrat là có liên quan”.
Thật thú vị, tác động này không được quan sát thấy ở nam giới khỏe mạnh, mặc dù sự suy giảm dung nạp đường diễn ra trong suốt cả ngày.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu dinh dưỡng trên 20 đàn ông ở độ tuổi trung bình 46 và chỉ số BMI trung bình là 27, nghĩ là họ có cân nặng từ bình thường tới thừa cân nhiều.
Những người tham gia thực hiện hai chế độ ăn khác nhau. Những người trong nhóm A sử dụng thực phẩm giàu carbohydrat (chứa nhiều tinh bột và đường) từ sáng cho tới khoảng 1giờ 30 chiều và thực phẩm giàu chất béo từ 4giờ 30 chiều tới 10 giờ tối.
Những người trong nhóm B ăn thực phẩm nhiều chất béo vào buổi sáng và thực phẩm giàu carbohydrat vào buổi chiều và tối.
Khi so sánh chỉ số đường huyết theo hai chế độ ăn, hàm lượng đường huyết của họ sau chế độ ăn B cao hơn trung bình 7,9% so với chế độ ăn A, trong đó những người tham gia sử dụng bữa ăn nhiều chất béo vào buổi tối.
Do vậy, những người bị rối loạn chuyển hóa đường nên sắp xếp lịch ăn uống và tránh các bữa ăn nhiều carbohydrat vào buổi tối.
BS Thu Vân
(Theo Boldsky)