Lorazepam

  • gplus
  • pinterest


THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: LORAZEPAM

Tên khác:


Thành phần:
Lorazepam

Tác dụng:


Chỉ định:
Ðiều trị các bệnh lý lo âu hoặc giảm tạm thời các triệu chứng lo âu hay các lo âu đi kèm với trầm cảm. Lorazepam được chỉ định khi các lo âu không đáp ứng với phương pháp điều trị không dùng thuốc, và trong trường hợp nặng, để khuất phục 1 cá thể không thể chịu được hoàn cảnh hiểm nguy. Với những lo âu hoặc căng thẳng liên quan đến stress trong cuộc sống thường nhật không cần điều trị bằng thuốc an thần. Ðiều trị hỗ trợ các triệu chứng lo lắng bần thần của người bị bệnh tâm thần và người trầm cảm nặng.Tiền mê trong mổ.Hỗ trợ các thuốc chống nôn tiêu chuẩn trong việc phòng ngừa và điều trị các triệu chứng buồn nôn, nôn liên quan đến hóa trị ung thư.

Quá liều:
Khi xử lý quá liều thuốc, nên để ý rằng bệnh nhân có thể đã uống nhiều loại thuốc.

Triệu chứng:

Quá liều các benzodiazepine thường biểu hiện bởi mức độ suy thoái của hệ thần kinh trung ương từ trạng thái buồn ngủ đến hôn mê. Trong trường hợp nhẹ, triệu chứng bao gồm buồn ngủ, rối loạn tinh thần và ngủ lịm. Trường hợp nặng hơn và đặc biệt là khi uống cùng với một thuốc ức chế thần kinh trung ương khác hoặc rượu, các triệu chứng có thể bao gồm thất điều, tụt huyết áp, giảm trương lực, suy hô hấp, hôn mê giai đoạn 1-3 và chết hiếm gặp.

Ðiều trị:

Nếu mới uống, nên gây nôn ói hoặc rửa ruột. Sau đó, điều trị hỗ trợ, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và quan sát kỹ bệnh nhân. Nếu rửa ruột không thuận tiện thì dùng than hoạt để làm giảm hấp thu thuốc. Tụt huyết áp có thể được khống chế bởi noradrenaline. Thẩm phân không tách được nhiều Lorazepam.Flumazenil là chất đối kháng có thể dùng để xử lý quá liều benzodiazepine. Thông tin về flumazenil nên được tham khảo kỹ trước khi dùng.

Chống chỉ định:
Bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở trong lúc ngủ và suy hô hấp trầm trọng. Nhạy cảm với các benzodiazepine, kể cả Lorazepam và bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ:
Tác dụng phụ thường xảy ra lúc bắt đầu điều trị và thường giảm đi hoặc biến mất khi tiếp tục điều trị hoặc giảm liều.Tác dụng ngoại ý liên quan đến các benzodiazepine thường thấy: Buồn ngủ, chóng mặt, nhược cơ và thất điều. Ít gặp hơn là: nhầm lẫn, trầm cảm, mệt mỏi, nhức đầu, giảm lanh lợi, cảm giác tê dại, buồn nôn, biến đổi cảm giác ngon miệng, xáo trộn giấc ngủ, phản ứng da, rối loạn thị giác, thay đổi tình dục và những triệu chứng tiêu hóa. Hiếm gặp: rối loạn tạo máu, bất thường chức năng gan, mất trí nhớ thoáng qua hay suy giảm trí nhớ, những phản ứng nghịch và tụt huyết áp (xem phần Thận trọng lúc dùng).

Thận trọng:
Lo âu có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Nên lưu ý là những lời than phiền của bệnh nhân có thể liên quan đến một bệnh lý thực thể hoặc tâm thể chính có thể dược điều trị bằng phương pháp khác thích hợp hơn. Ở Những bệnh nhân có bệnh lý dạ dày hoặc tim mạch kèm với lo âu, nên chú ý rằng Lorazepam không có những lợi điểm lớn trong điều trị bệnh dạ dày và tim mạch.

Triệu chứng trầm cảm có thể xuất hiện trong suốt thời gian dùng Lorazepam (xem phần Chú ý đề phòng). Nên thận trọng trong điều trị các bệnh nhân glaucoma cấp góc hẹp. Bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc gan nên được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh liều cẩn thận tùy theo sự đáp ứng. Liều thấp hơn có thể đủ cho những bệnh nhân này. Tương tự cho người già, người suy nhược và những bệnh nhân suy hô hấp mãn. Cũng như các thuốc ức chế thần kinh TW, Lorazepam có thể đưa đến hôn mê gan ở bệnh nhân suy gan nặng. Vài trường hợp sử dụng Lorazepam bị rối loạn tạo máu và tăng các men gan. Nên đánh giá định kỳ chức năng tạo máu và chức năng gan khi cần phải điều trị kéo dài.

Chứng quên thoáng qua hoặc suy giảm trí nhớ được báo cáo là có liên quan với việc dùng các Lorazepam. Tác dụng này có lẽ thuận lợi khi Lorazepam được dùng như một chất tiền mê. Nếu Lorazepam được dùng điều trị mất ngủ do lo âu, nguy cơ chứng quên về sau nên được xem xét khi tác dụng của thuốc kéo dài quá thời gian ngủ mong muốn. Bệnh nhân chắc chắn rằng họ sẽ có thể có một giấc ngủ không bị ngắt quãng đủ để xua tan tác dụng của thuốc (ví dụ 7-8 giờ).

Những phản ứng bất lợi, ví dụ: bồn chồn, bứt rứt, cáu gắt, hung hăng, hoang tưởng tự đại, giận dữ, ác mộng, ảo giác, rối loạn tâm thần và hành vi bất thường thỉnh thoảng xảy ra trong thời gian dùng thuốc. Những phản ứng này có vẻ thường xảy ra với trẻ em và người già. Khi những phản ứng này xảy ra nên ngưng thuốc.

Mặc dù tụt huyết áp hiếm khi xảy ra, Lorazepam cũng nên dùng thận trọng với người hạ huyết áp, có thể dẫn đến tai biến tim mạch hoặc tai biến mạch máu não. Ðiều này đặc biệt quan trọng với người già.

Ðối với những bệnh nhân lo âu kèm với trầm cảm, nên nhớ rằng họ luôn có khả năng muốn tự tử, không nên kê toa một lượng lớn Lorazepam. Sự giãn nở thực quản đã xảy ở chuột được điều trị với Lorazepam 6mg/kg/ngày trong thời gian hơn 1 năm. Liều vô hại là 1,25mg/kg/ngày (gấp 6 lần liều tối đa cho người: 10mg/ngày). Tác động chỉ phục hồi khi ngưng điều trị trong vòng 2 tháng ngay sau khi phát hiện dấu hiệu dãn nở. Ảnh hưởng lâm sàng của điều này thì không được biết. Tuy nhiên, dùng Lorazepam kéo dài và cho người già cần thận trọng, nên thường xuyên theo dõi các triệu chứng ở đường tiêu hóa trên.

Dùng cho trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Lorazepam đối với trẻ em chưa được xác minh và không khuyên dùng.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc có thai: Lorazepam không nên dùng trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu phụ nữ muốn có thai hoặc nghi ngờ có thai trong khi đang dùng thuốc thì nên ngưng thuốc. Lorazepam có thể gây hư thai khi dùng cho phụ nữ mang thai. Sự gia tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh có liên quan với việc dùng các thuốc giảm lo âu như chlordiazepoxide, diazepam và meprobamate đã được chúng minh trong nhiều nghiên cứu.

Ở người, mẫu máu cuốn rốn cho thấy Lorazepam và chất chuyển hóa glucuronide truyền qua nhau thai. Những trẻ có mẹ uống Lorazepam trong nhiều tuần hoặc uống nhiều thuốc trước khi sanh sẽ có những triệu chứng cai nghiện trong suốt thời kỳ sơ sinh. Những triệu chứng như là giảm hoạt động, giảm trương lực, giảm thân nhiệt, suy hô hấp, ngừng thở, những vấn đề về ăn uống và suy giảm chuyển hóa đáp ứng với stress lạnh được thấy ở những trẻ sơ sinh có mẹ uống benzodiazepine trong suốt giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc lúc sinh.

Ở trẻ sơ sinh, sự liên hợp với Lorazepam chậm, glucuronide tìm thấy trong nước tiểu hơn 7 ngày. Sự glucuronide hóa Lorazepam có thể cạnh tranh ức chế sự kết hợp của bilirubin, dẫn đến chứng tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh.

Lúc nuôi con bú: Lorazepam bài tiết một lượng không đáng kể qua sữa mẹ. Tuy nhiên, người cho con bú không nên dùng uống Lorazepam, trừ khi có quyết định của bác sĩ, lợi ích cho bà mẹ vượt hơn những nguy cơ tiềm ẩn cho đứa trẻ.

Tương tác thuốc:
Lorazepam làm tăng tác động của thuốc ức chế thần kinh trung ương như alcohol, barbiturate, thuốc điều trị tâm thần, thuốc an thần/thuốc gây ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau gây ngủ, thuốc kháng histamin có tác dụng an thần, thuốc chống co giật và thuốc gây mê. Ðã gặp những trường hợp bất tỉnh, giảm đáng kể nhịp thở thấp, và một bệnh nhân bị tụt huyết áp khi uống chung Lorazepam và loxapine. Khi Lorazepam và clozapine uống chung gây ra sự tăng tiết nước bọt, thất điều, an thần đáng kể.Ảnh hưởng lên các xét nghiệm: Lorazepam không tác động lên các xét nghiệm cận lâm sàng.

Dược lực:
Lorazepam có đặc tính giảm các triệu chứng lo âu, an thần và gây ngủ.Lorazepam là một benzodiazepine. Cơ chế hoạt động của các benzodiazepine chưa được giải thích chính xác. Benzodiazepine có lẽ đã phát huy tác dụng bởi việc gắn kết với các receptor đặc biệt ở nhiều vị trí trong hệ thần kinh trung ương, qua đó ức chế các synap hoặc các tiền synap qua trung gian g-amino butyric acid hoặc trực tiếp tác động lên các cơ chế tạo điện thế động.

Dược động học:
Lorazepam hấp thu tốt qua đường uống. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được khoảng 2 giờ sau khi uống. Thời gian bán hủy của lorazepam ở dạng không liên hợp trong huyết thanh khoảng 12-16 giờ. Với nồng độ thường được dùng trên lâm sàng, khoảng 90% được gắn kết với protein huyết tương. Mức độ lorazepam trong huyết tương tương ứng với liều lượng uống.

Không có sự tích lũy thuốc quá mức khi điều trị lặp lại nhiều lần ở người khỏe mạnh. Cách chuyển hóa chủ yếu là kết hợp với glucuronic acid tạo thành dạng glucuronide bất hoạt. 70-75% được đào thải ở dạng glucuronide qua nước tiểu. Lorazepam không bị thủy phân đáng kể cũng không bị biến đổi dưới tác dụng của enzym N-dealkylating của hệ thống cytochrome P-450.

Tuổi tác không ảnh hưởng nhiều trên động học của Lorazepam. Trong một nghiên cứu về động học, người ta thấy có sự giảm đáng kể độ thanh thải toàn phần của Lorazepam ở người lớn tuổi nhưng thời gian bán hủy không bị ảnh hưởng đáng kể. Không có sự thay đổi độ thanh thải lorazepam trên bệnh nhân suy gan nhẹ và vừa (viêm gan, xơ gan do rượu). Các nghiên cứu dược động học với một liều đơn trên các bệnh nhân có mức độ suy thận từ nhẹ đến nặng đã báo cáo là không có sự thay đổi nhiều trong việc hấp thu, thanh thải, hoặc đào thải Lorazepam, mà chỉ có giảm đáng kể sự đào thải của chất chuyển hóa bất hoạt glucuronide. Sự đào thải Lorazepam giảm liên quan đến việc kéo dài thời gian bán hủy, được báo cáo sau một thử nghiệm trên hai bệnh nhân suy thận mãn. Sự thẩm phân máu không tách được nhiều Lorazepam nguyên thể nhưng tách được lượng lớn glucuronide bất hoạt từ huyết tương.

Cách dùng:
Liều lượng và thời gian điều trị tùy theo từng trường hợp. Nên kê toa liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể được. Nói chung, thời gian điều trị không nên quá 2-3 tháng, kể cả thời gian giảm liều. Không nên gia hạn thời gian điều trị mà không tái đánh giá sự cần thiết của việc tiếp tục điều trị. Việc điều trị nên ngừng từ từ.Cần giảm liều khi điều trị cho người già, người suy nhược, bệnh nhân suy giảm chức năng gan hoặc thận hoặc suy hô hấp mãn. Những bệnh nhân này nên được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh liều cẩn thận tùy theo sự đáp ứng.

Ðiều trị lo âu: 2-3mg/ngày chia làm nhiều lần, tuy nhiên liều mỗi ngày có thể nằm trong khoảng từ 1-10mg. Liều lớn nhất nên uống trước khi đi ngủ. Ðiều trị mất ngủ do lo âu hoặc tình trạng stress thoáng qua: liều duy nhất mỗi ngày là 1-2mg trước lúc đi ngủ. Ðối với người già hoặc suy nhược, liều ban đầu là 1 hoặc 2mg/ngày chia nhỏ nhiều lần, điều chỉnh liều khi cần để cơ thể dung nạp được. Tiền mê trong phẫu thuật: 2-4mg vào buổi tối trước mổ và/hoặc 1-2 giờ trước khi tiến hành mổ. Ðiều trị bổ sung cho thuốc chống nôn trước khi bắt đầu hóa trị liệu trong ung thư: 1mg vào buổi tối trước hóa trị, và 1mg cho 60 phút trước hóa trị, 6 giờ và 12 giờ sau hóa trị nếu cần.

Mô tả:


Bảo quản:
Giữ ở nhiệt độ phòng.

Lorazepam Lorazepam Product description: Ðiều trị các bệnh lý lo âu hoặc giảm tạm thời các triệu chứng lo âu hay các lo âu đi kèm với trầm cảm. Lorazepam được chỉ định khi các lo âu không đáp ứng với phương pháp điều trị không dùng thuốc, và trong trường hợp nặng, để khuất phục 1 cá thể không thể chịu được hoàn cảnh hiểm nguy. Với những lo âu hoặc căng thẳng liên quan đến stress trong cuộc sống thường nhật không cần điều trị bằng thuốc an thần. Ðiều trị hỗ trợ các triệu chứng lo lắng bần thần của người bị bệnh tâm thần và người trầm cảm nặng.Tiền mê trong mổ.Hỗ trợ các thuốc chống nôn tiêu chuẩn trong việc phòng ngừa và điều trị các triệu chứng buồn nôn, nôn liên quan đến hóa trị ung thư. Lorazepam TG357


Lorazepam


Ðieu tri cac benh ly lo au hoac giam tam thoi cac trieu chung lo au hay cac lo au di kem voi tram cam. Lorazepam duoc chi dinh khi cac lo au khong dap ung voi phuong phap dieu tri khong dung thuoc, va trong truong hop nang, de khuat phuc 1 ca the khong the chiu duoc hoan canh hiem nguy. Voi nhung lo au hoac cang thang lien quan den stress trong cuoc song thuong nhat khong can dieu tri bang thuoc an than. Ðieu tri ho tro cac trieu chung lo lang ban than cua nguoi bi benh tam than va nguoi tram cam nang.Tien me trong mo.Ho tro cac thuoc chong non tieu chuan trong viec phong ngua va dieu tri cac trieu chung buon non, non lien quan den hoa tri ung thu.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212