THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: PROTHIONAMIDE
Tên khác:
Thành phần:
Prothionamid
Tác dụng:
Chỉ định:
Thuốc được chỉ định trong bệnh lao kháng đa thuốc ( MDR-TB) như một thuốc tuyến 2 phối hợp với các thuốc kháng lao nhạy cảm khác.
Quá liều:
Chống chỉ định:
Prothionamide được chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Prothionamide và bệnh nhân bị suy gan nặng.
Tác dụng phụ:
Prothionamide nhìn chung ít gây khó chịu và dung nạp tốt hơn Ethionamide, nhưng các tác dụng phụ thì cũng gần tương tự. Các tác dụng phụ chủ yếu là khó chịu vùng thượng vị, chán ăn, buồn nôn, ợ có mùi kim loại và lưu huỳnh.
Nôn và chảy nhiều nước bọt có thể xảy ra. Sự dung nạp thuốc thì khác nhau đối với các chủng tộc, người châu Phi và châu Á thường dung nạp thuốc tốt hơn.
Các phản ứng về thần kinh bao gồm: ảo giác và suy nhược. Giảm đường huyết nhưng ít gây nguy hiểm hiếm khi xảy ra, đặc biệt chú ý với bệnh nhân đái tháo đường. Viêm gan có thể xảy ra với khoảng 10% trường hợp nhưng hiếm khi nghiêm trọng. Khi các tổn thương gan xảy ra, vàng da và các triệu chứng khác biểu hiện như tăng các transaminase kéo dài ( 6-8 tuần), thuốc nên được ngừng sử dụng.
Điều trị kéo dài với liều lớn có thể làm giảm hoạt động của tuyến giáp và gây bướu cổ như tác dụng của một thuốc kháng giáp. Các triệu chứng này sẽ tự hồi phục khi ngừng thuốc.
Thận trọng:
Prothionamide không nên sử dụng cho bệnh nhân suy gan nặng. Các test thử chức năng gan nên được thực hiện trước và trong khi điều trị.
Trẻ sơ sinh:Liều dùng tối ưu cho trẻ sơ sinh vẫn chưa được thiết lập.
Trẻ em:Liều dùng tối ưu cho trẻ sơ sinh vẫn chưa được thiết lập.
Phụ nữ có thai:Độ an toàn của Prothionamide vẫn chưa được thiết lập cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên có những bằng chứng trái ngược nhau về sự gây quái thai ở trẻ sinh ra từ bà mẹ sử dụng Ethionamide tương đồng với Prothionamide trong thời kỳ mang thai. Bởi vậy, Prothionamide nên được tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc cho phụ nữ có ý định mang thai trừ khi đã cân nhắc lợi ích và nguy cơ rủi ro.
Người nuôi con bú:Không có bằng chứng cho thấy Prothionamid được bài tiết qua sữa mẹ với số lượng có thể phát hiện được.
Người già:Không có chú ý đặc biệt nào và không cần điều chỉnh liều dùng cho người già.
Các bệnh kết hợp:Do được chuyển hóa ở gan, Prothionamide nên được tránh sử dụng cho bệnh nhân suy gan. Không có chú ý nào đặc biệt khi dùng thuốc cho người suy thận.
Tương tác thuốc:
Thuốc làm thay đổi tác dụng của các thuốc giảm đường huyết dạng uống và làm rối loạn nồng độ đường trong máu. Khi sử dụng đồng thời cùng với isoniazid, thuốc làm tăng nồng độ của isoniazid trong huyết thanh. Ngộ độc gan có thể tăng khi sử dụng kết hợp với rifampin và thioacetazone.
Dược lực:
Prothionamide là một thuốc diệt vi khuẩn mycobacterium tuberculosis và mycobacterium leprae ở nồng độ ức chế tối thiểu lần lượt là 0,6 mg/l và 0,05 mg/l. Chuột nhắt uống Prothionamide nồng độ 0,1% hoặc 0,2% cho kết quả diệt M. leprae tốt. Có ít các tài liệu tương ứng công bố chi tiết cơ chế tác dụng của Prothionamide nhưng rất có khả năng cơ chế tác dụng của thuốc tương tự như Ethionamide ( ETH) do cấu trúc gần như tương đồng của thuốc với Ethionamide. Cơ chế tác dụng của ETH được cho là ức chế tổng hợp acid mycolic. Prothionamide có tác dụng với vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp acid mycolic của thành tế bào vi khuẩn tương tự như Ethionamide và Isoniazid. Sự kháng thuốc sẽ tiến triển nhanh nếu sử dụng Prothionamide đơn độc.
Dược động học:
Cách dùng:
Prothionamide thường được sử dụng ở dạng viên nén hàm lượng 125 mg và 250 mg.
Mô tả:
Bảo quản: