Thuốc (daptomycin dùng tiêm truyền) được chỉ định trong các nhiễm khuẩn sau:
Quá liều:
Trong trường hợp quá liều, cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ. Daptomycin thải trừ chậm khỏi cơ thể qua thẩm phân máu (khoảng 15% liều dùng được thải trừ sau 4 giờ) hoặc qua thẩm phân phúc mạc (khoảng 11% liều dùng được thải trừ sau 48 giờ).
Chống chỉ định:
Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ:
Các phản ứng ngoại ý sau đã được báo cáo trong quá trình điều trị và theo dõi qua các thử nghiệm lâm sàng của Thuốc:
- Rối loạn hệ máu và bạch huyết: thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu.
- Rối loạn tim: loạn nhịp trên thất.
- Rối loạn tai và mê đạo: chóng mặt.
- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn.
- Rối loạn tổng quát và tại nơi tiêm truyền: mệt mỏi, phản ứng tại nơi truyền, sốt, rét run, suy nhược.
- Rối loạn gan mật: vàng da.
- Nhiễm khuẩn: nhiễm nấm, nhiễm trùng niệu.
Xét nghiệm:
- Mất cân bằng điện giải, tăng CPK, tăng creatinin, bất thường xét nghiệm chức năng gan (tăng AST, ALT và phosphatase kiềm), tăng lactic dehydrogenase (LDH).
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giảm cảm giác ngon miệng, tăng đường huyết.
- Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương: đau khớp, đau cơ, yếu cơ.
- Rối loạn hệ thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, dị cảm, rối loạn vị giác.
- Rối loạn tâm thần: lo âu, mất ngủ.
- Rối loạn thận và tiết niệu: suy thận.
- Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: viêm âm đạo.
- Rối loạn da và mô dưới da: phát ban, ngứa, mề đay.
- Rối loạn mạch máu: bốc hỏa, tăng huyết áp, hạ huyết áp.
Các biến cố ngoại ý dưới đây (chưa được nêu ở phần trên) có thể liên quan đến thuốc đã được ghi nhận ở nhóm điều trị với Thuốc:
- Rối loạn hệ máu/ bạch huyết: tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, bệnh hạch bạch huyết, tăng tiểu cầu
- Rối loạn toàn thân: bồn chồn.
- Rối loạn tim: rung nhĩ, cuồng động tâm nhĩ, ngưng tim.
- Rối loạn da: chàm.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: trướng bụng, đầy hơi, viêm miệng.
- Rối loạn tai và mê đạo: ù tai.
- Rối loạn mắt: kích ứng mắt, nhìn mờ.
- Rối loạn tiêu hóa: khô miệng, khó chịu vùng thượng vị, đau nướu răng, giảm cảm giác vùng miệng.
Xét nghiệm:
- Tăng phospho máu, tăng alanine aminotransferase, tăng aspartate aminotransferase, kéo dài thời gian prothrombin.
- Rối loạn hệ cơ xương: chuột rút, viêm tủy xương.
- Rối loạn hệ thần kinh: thay đổi trạng thái tinh thần, loạn vận động.
- Rối loạn tâm thần: ảo giác không đặc hiệu.
- Rối loạn thận và tiết niệu: protein niệu.
Sau khi đưa thuốc ra thị trường:
Các phản ứng ngoại ý ghi nhận sau khi thuốc đưa ra thị trường chưa được nêu ở phần trên gồm:
- Rối loạn hệ miễn dịch.
- Các phản ứng quá mẫn kể cả phản ứng phản vệ, tăng bạch cầu ái toan ở phổi.
- Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương.
- Tiêu cơ vân.
Thận trọng:
Lưu ý chung:
Sử dụng các thuốc kháng sinh có thể thúc đẩy sự tăng sinh các vi khuẩn không nhạy cảm. Nếu bội nhiễm xảy ra trong quá trình điều trị, cần có biện pháp xử trí thích hợp.
Viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc liên quan đến thuốc kháng sinh đã được ghi nhận khi sử dụng hầu hết các thuốc kháng khuẩn và có thể ở mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét đến chẩn đoán này khi bệnh nhân bị tiêu chảy trong hoặc ngay sau khi bắt đầu điều trị.
Để góp phần giúp điều trị thành công, nên tiến hành ngay mà không trì hoãn các can thiệp ngoại khoa cần thiết cho bệnh nhân bị nhiễm trùng sâu (như cắt lọc, tháo các bộ phận giả, phẫu thuật thay van).
Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng tỏ rằng Thuốc không hiệu quả trong điều trị viêm phổi do gắn kết với chất diện hoạt phổi làm cho thuốc bị mất hoạt tính (xem thêm"Chỉ định").
Creatine Phosphokinase và Bệnh lý cơ: tăng nồng độ creatine phosphokinase (CPK) huyết tương kết hợp với đau cơ, yếu cơ và/hoặc tiêu cơ vân trong quá trình điều trị với Thuốc đã được báo cáo.
Khuyến cáo nên:
- Thử CPK huyết tương trước khi bắt đầu trị liệu và định kỳ (tối thiểu một lần mỗi tuần) trong quá trình điều trị cho tất cả bệnh nhân, bệnh nhân tăng CPK hoặc đau, căng, yếu cơ không rõ nguyên nhân cần được theo dõi thường xuyên hơn (> 1 lần/tuần).
- Thử CPK thường xuyên hơn (> 1 lần/tuần) ở bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển bệnh lý cơ. Các bệnh nhân này bao gồm bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút) và bệnh nhân đang sử dụng các thuốc có liên quan đến bệnh lý cơ (như các thuốc ức chế HMG-CoA reductase).
- Bệnh nhân nên được khám thường xuyên trong quá trình điều trị nhằm phát hiện bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh lý cơ.
- Nên ngưng thuốc Thuốc khi bệnh nhân có các triệu chứng cơ không giải thích được đi kèm với tăng CPK > 1000 U/l (khoảng gấp 5 lần giới hạn trên của giá trị bình thường - ULN) hoặc ở bệnh nhân có CPK tăng đáng kể > 2000 U/L (≥ 10 x ULN) mà không có triệu chứng.
Bệnh lý thần kinh: bệnh nhân nên được theo dõi các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lý thần kinh trong quá trình điều trị với Thuốc.
Suy thận: nên theo dõi chức năng thận và nồng độ CPK thường xuyên hơn ở bệnh nhân suy thận.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Các nghiên cứu về ảnh hưởng lên khả năng sinh sản và quái thai thực hiện trên chuột và thỏ không có bằng chứng cho thấy daptomycin gây tác hại lên khả năng sinh sản, quá trình mang thai và sự phát triển của bào thai. Vì đáp ứng đối với thuốc khi sử dụng ở người không phải luôn luôn có thể dự đoán qua kết quả nghiên cứu về sinh sản trên động vật, chỉ sử dụng Thuốc trong quá trình mang thai khi lợi ích dự kiến vượt trội các nguy cơ có thể xảy ra. Hiện chưa rõ daptomycin có tiết qua sữa mẹ hay không. Cần thận trọng khi sử dụng Thuốc cho phụ nữ cho con bú.
Tương tác thuốc:
Daptomycin ít hoặc không chuyển hóa qua trung gian Cytochrome P450 (CYP450). Do đó, Thuốc không có tương tác với các thuốc liên quan đến CYP450.
Kinh nghiệm sử dụng đồng thời Thuốc với các thuốc ức chế HMG-CoA reductase trên bệnh nhân còn giới hạn; do vậy, cần cân nhắc tạm thời ngưng sử dụng các thuốc ức chế HMG-CoA reductase ở bệnh nhân đang sử dụng Thuốc.
Thuốc đã được nghiên cứu trên người về tương tác thuốc với aztreonam, tobramycin, warfarin, simvastatin và probenecid.
Thuốc không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của aztreonam, warfarin và probenecid. Hiện chưa rõ tương tác giữa Thuốc với tobramycin khi sử dụng một liều lâm sàng Thuốc. Nên thận trọng khi sử dụng đồng thời Thuốc và tobramycin. Kinh nghiệm sử dụng đồng thời Thuốc và simvastatin (thuốc ức chế HMG-CoA reductase) còn giới hạn; do đó, cần cân nhắc tạm thời ngưng sử dụng các thuốc ức chế HMG-CoA reductase ở bệnh nhân đang sử dụng Thuốc.
Tương tác thuốc và các xét nghiệm:
Trong các xét nghiệm thời gian prothrombin (PT)/ Tỷ số chuẩn hóa quốc tế (INR), các trường hợp tương tác giữa daptomycin và một số thuốc thử dẫn đến kéo dài PT và tăng INR đã được báo cáo. Có thể giảm thiểu khả năng dẫn đến kết quả sai lệch bằng cách lấy mẫu máu để thử PT hoặc INR gần thời điểm nồng độ daptomycin huyết tương ở mức đáy (trough).
Dược lực:
Dược lý lâm sàng
Vi sinh học:
Daptomycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm mới, lipopeptide vòng. Daptomycin là sản phẩm tự nhiên với ứng dụng lâm sàng trong điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn gram dương. Daptomycin có hoạt tính chống lại các vi khuẩn gram dương đề kháng với các kháng sinh khác kể cả các chủng đề kháng với methicillin, vancomycin và linezolid.
Nhóm dược trị liệu:
Thuốc kháng khuẩn sử dụng đường toàn thân, các thuốc kháng khuẩn khác, mã ATC J01XX09.
Cơ chế tác động:
Cơ chế tác động của daptomycin khác biệt với cơ chế của các thuốc kháng sinh khác. Daptomycin gắn kết với màng tế bào vi khuẩn gây ra sự khử cực nhanh điện thế màng tế bào ở trạng thái tĩnh hay tăng trưởng. Sự mất điện thế màng làm ức chế sự tổng hợp protein, ADN và ARN với kết quả làm chết tế bào vi khuẩn với sự phân hủy tế bào không đáng kể.
Cơ chế đề kháng:
Hiện chưa có cơ chế đề kháng với daptomycin nào được xác định và cũng chưa biết yếu tố chuyển dạng nào gây ra sự đề kháng với daptomycin.
Cũng như các kháng sinh khác, khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân khó điều trị nhiễm khuẩn và/hoặc nhiễm khuẩn kéo dài, đã ghi nhận sự giảm đáng kể tính nhạy cảm của cả Staphylococcus aureus và các Enterococcus sau khi điều trị với Cubicin.
Mối tương quan Dược động học/ Dược lực học:
In vitro, daptomycin có tác động diệt khuẩn nhanh và phụ thuộc nồng độ đối với các vi khuẩn gram dương nhạy cảm với thuốc.
Dược động học:
Đặc điểm chung:
Dược động học của daptomycin nói chung tuyến tính và không phụ thuộc thời gian khi sử dụng liều 4-12 mg/kg, 1 lần/ngày trong 14 ngày. Nồng độ thuốc ổn định đạt được sau liều thứ ba.
Phân phối:
Ở người tình nguyện khỏe mạnh, thể tích phân phối daptomycin trong tình trạng ổn định xấp xỉ 0,1 l/kg, phù hợp với sự phân phối chủ yếu trong khoang ngoại bào. Daptomycin phân phối ưu thế vào các mô có nhiều mạch máu và thuốc đi qua hàng rào máu não và hàng rào nhau thai ở mức độ ít hơn sau khi sử dụng đơn liều và đa liều.
Daptomycin gắn kết thuận nghịch và không phụ thuộc vào nồng độ với protein huyết tương (trung bình 90-93%) ở người tình nguyện khỏe mạnh và với tỷ lệ thấp hơn (83,5-87,6) ở bệnh nhân suy thận nặng (thanh thải creatinin < 30 ml/phút hoặc đang thẩm phân).
Chuyển hóa:
Các nghiên cứu in vitro cho thấy ở người daptomycin không hoặc chuyển hóa rất ít qua gan và CYP450 rất ít ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của daptomycin. Các nghiên cứu in vitro đã xác nhận rằng daptomycin không ức chế hoặc cảm ứng các đồng dạng CYP (1A2, 2A6, 2C9, 2C19, 2D6, 2E1, 3A4) có ý nghĩa lâm sàng ở người.
Không có chất chuyển hóa nào được tìm thấy trong huyết tương ở người sử dụng liều daptomycin 6 mg/kg, điều này chứng tỏ thuốc không hoặc rất ít bị chuyển hóa trong máu. Hơn nữa, không có chất chuyển hóa nào được tìm thấy trong huyết tương ở người khi sử dụng thuốc đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ dựa trên tổng nồng độ hoạt tính vi sinh và hoạt tính đồng vị phóng xạ. Hai trong bốn chất chuyển hóa được tìm thấy trong nước tiểu là chất chuyển hóa oxy hóa pha I hiện diện với nồng độ thấp.
Đào thải:
Daptomycin được đào thải chủ yếu bởi thận. Không có hoặc rất ít daptomycin bài tiết chủ động qua ống thận. Độ thanh thải của daptomycin trong huyết tương vào khoảng 7-9 mL/giờ/kg và độ thanh thải ở thận là 4-7 mL/giờ/kg.
Trong một nghiên cứu về cân bằng khối lượng sử dụng đồng vị phóng xạ, 78% liều dùng hiện diện trong nước tiểu dựa trên tổng hoạt tính phóng xạ, trong khi đó lượng daptomycin không đổi tìm thấy trong nước tiểu vào khoảng 52% liều dùng. Khoảng 5% lượng đồng vị phóng xạ được thải trừ qua phân.
Dân số đặc biệt:
- Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều nếu chỉ đơn thuần dựa trên độ tuổi. Tuy nhiên, cần đánh giá chức năng thận và nên điều chỉnh liều khi có bằng chứng suy thận nặng.
- Trẻ em và trẻ vị thành niên (< 18 tuổi): dược động học của daptomycin chưa được thiết lập.
- Béo phì: so với người không béo phì, nồng độ và thời gian tiếp xúc của daptomycin, được đánh giá bởi diện tích dưới đường cong biểu diễn nồng độ theo thời gian (AUC), tăng khoảng 28% ở bệnh nhân béo phì trung bình (chỉ số khối cơ thể BMI 25-40 kg/m2) và tăng 42% ở bệnh nhân béo phì nặng (BMI > 40 kg/m2). Tuy nhiên, không cần điều chỉnh liều nếu chỉ dựa trên yếu tố béo phì đơn thuần.
- Giới tính: không có sự khác biệt có ý nghĩa lâm sàng liên quan đến giới tính về dược động học của daptomycin.
- Suy thận: sau khi sử dụng một liều duy nhất daptomycin 4 mg/kg hoặc 6 mg/kg cho các bệnh nhân có mức độ suy thận khác nhau, độ thanh thải daptomycin giảm và AUC tăng. Ở bệnh nhân suy thận nặng (thanh thải creatinin < 30 mL/phút) và ở giai đoạn cuối của bệnh lý thận, AUC và thời gian bán thải tăng 2-3 lần so với ở người khỏe mạnh.
- Suy gan: dược động học của daptomycin không thay đổi ở bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình (Child-Pugh B theo phân loại xơ gan) sau khi sử dụng một liều duy nhất 4 mg/kg. Dược động học của daptomycin ở bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh C) chưa được đánh giá.
Cách dùng:
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da có biến chứng: liều khuyến cáo cho người lớn là 4 mg/kg, sử dụng một lần mỗi 24 giờ trong 7-14 ngày hoặc đến khi hết nhiễm khuẩn.
Mô tả:
Bảo quản: