Bạn không cần phải làm xét nghiệm máu để biết tình trạng dinh dưỡng của mình thế nào vì đôi khi khuôn mặt có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn.
Da nhợt nhạt
Nếu da mặt của bạn trở nên nhợt nhạt, có thể là bạn bị thiếu vitamin B12. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên và nếu khả năng ghi nhớ giảm, đó có thể là dấu hiệu bạn cần nhiều vitamin này hơn.
Hãy tư vấn bác sĩ và tăng cường hấp thu thực phẩm giàu vitamin B12. Ăn nhiều cá ngừ, pho mai tươi, sữa tươi có thể giúp bổ sung loại vitamin này.
Loét miệng
Thiếu sắt và vitamin B có thể gây loét miệng. Một số các loại thịt đỏ, cá hồi và sữa chứa nhiều vitamin B sẽ có lợi cho cơ thể.
Tóc dễ gãy
Tóc dễ gãy có thể do thiếu vitamin B7 hoặc biotin. Tóc nhiều gàu và khô có thể cũng gây rắc rối cho bạn.
Nếu bạn đang sử dụng kháng sinh, nó có thể cũng phá hủy vi khuẩn trong ruột và gây ra nhiều rối loạn. Lòng đỏ trứng, sữa, sữa đậu nành và một số thực phẩm khác có thể giúp ích.
Mắt sưng
Mắt sưng cũng có thể gây thiếu i-ốt. Nếu bạn bị sưng mắt không rõ lý do, nếu móng tay của bạn giòn và bạn đang tăng cân, đó có thể là dấu hiệu của thiếu i-ốt.
Da khô có thể do thiếu thành phần này. Quả nam việt quất, sữa chua, cá nước mặn và muối là một số nguồn i-ốt phong phú.
Rụng tóc
Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc, thậm chí thiếu vitaminD cũng có thể là một nguyên nhân. Hãy tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, lòng đỏ trứng, pho mai và sữa.
Môi
Thiếu sắt có thể là nguyên nhân khiến môi nhợt nhạt, kém sức sống. Thiếu sắt cũng có thể làm yếu lợi
Triệu chứng của thiếu sắt thường rõ hơn ở phụ nữ. Ngoài ra, cảm giác thèm ăn kem hay đá lạnh cũng có thể do thiếu sắt. Hãy ăn nhiều cá, rau bina, đậu và thịt đỏ để bổ sung sắt.
Chảy máu lợi
Lợi bị chảy máu là dấu hiệu bạn thiếu vitamin C. Bạn có thể nhận thấy lợi chảy máu khi đang đánh răng. Thiếu vitamin C cũng có thể gây đau cơ bắp. Hãy bổ sung vitamin C từ các loại quả họ cam quýt, dưa hấu, kiwi và ớt đỏ.
BS. Thu Vân
(theo Univadis/Boldsky)